Năm 2023 đã trôi qua một nửa, bức tranh ngành hospitality trở nên rõ ràng hơn sau 6 tháng đầu năm. Những xu hướng nào đang làm mưa làm gió ngành hospitality? Hãy cùng Cohost AI tìm hiểu về những xu hướng nổi bật đã và đang diễn ra trong ngành hospitality năm 2023 nhé.
Đọc thêm: Hospitality là gì? Những điều cần biết về ngành Hospitality Management
Bền vững là hướng đi dài lâu
Bền vững là xu thế chung của tất cả các ngành, từ công nghiệp, xây dựng cho đến dịch vụ. Nếu vài năm trước, số lượng khách sạn, resort chuyển hướng sang các hoạt động kinh doanh, vận hành bền vững chỉ là số ít thì đến năm 2023, bền vững được họ xem là cách để sống sót trong thị trường đầy cạnh tranh.
Các khách sạn và resort áp dụng cách vận hành thân thiện với môi trường như sử dụng các hệ thống tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu, đồ dùng, nội thất làm từ đồ tái chế, giảm rác thải. Đồng thời, nhận thức của khách hàng được nâng cao, vì vậy họ ưu tiên chọn những chỗ ở có ý thức bảo vệ môi trường. Nhu cầu cho các dịch vụ bền vững cũng vì thế mà tăng cao.
Cá nhân hóa nâng cao trải nghiệm
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng đã và sẽ tiếp tục là xu hướng trong ngành hospitality. Các nhà hàng, khách sạn đang nỗ lực thu thập dữ liệu, hiểu hơn về khách hàng để cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu của khách. Họ có thể đưa ra gợi ý món ăn, set menu tùy chỉnh, cung cấp tiện nghi, dịch vụ cá nhân hóa.
Chẳng hạn, một khách sạn sẽ tặng một bữa ăn tối miễn phí cho một cặp đôi tại nhà hàng của khách sạn nhân dịp kỷ niệm ngày cưới vì họ đã tổ chức đám cưới tại đây. Khi khách hàng có trải nghiệm tốt hơn, họ hài lòng hơn và trở thành khách quen của một nhà hàng, khách sạn.
Đọc thêm: Công nghệ trong ngành Hospitality: 4 xu hướng mới nhất năm 2023
Các hình thức lưu trú khác phát triển mạnh mẽ
Các hình thức lưu trú khác như home-sharing tiếp tục phát triển. Những mô hình như home-sharing cho phép du khách kết nối với dân địa phương, mà lại tiết kiệm chi phí và linh hoạt hơn so với khách sạn truyền thống. Nói cách khác, kinh tế chia sẻ là mô hình đang lên trong ngành lưu trú.
Để bắt kịp xu hướng, nhiều khách sạn cũng đang triển khai một số hoạt động liên quan đến kinh tế chia sẻ. Năm 2022, Marriott - tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới, bắt đầu cung cấp dịch vụ cho thuê nhà riêng ngắn hạn, cạnh tranh với mô hình mà Airbnb đang thực hiện.
Dịch COVID-19, xã hội số hóa và sự chuyển đổi sang nền kinh tế dựa trên tri thức khiến workation - du lịch kết hợp làm việc, trở nên phổ biến. Nhiều người cảm thấy làm việc tại nhà dễ khiến họ phân tâm. Bên cạnh các quán cà phê, khách sạn là một địa điểm giúp họ tập trung. Gần đây, chuỗi khách sạn quốc tế Accor đã hợp tác với Wojo để xây dựng các văn phòng hoặc không gian làm việc linh hoạt cho khách trong khuôn viên khách sạn.
Staycation và du lịch địa phương được đẩy mạnh
Do ảnh hưởng của đại dịch, nhiều người cắt giảm chi phí cho những chuyến du lịch và quãng đường di chuyển do lo lắng các vấn đề về sức khỏe. Đó là lý do cho sự phổ biến của staycation và du lịch địa phương. Staycation là cách chỉ khi những gia đình hoặc nhóm bạn bè đi nghỉ ngắn ngày ngay trong tỉnh, thành phố họ đang sinh sống hoặc khu vực ngoại thành.
Staycation đóng góp nhiều cho ngành du lịch và hỗ trợ nền kinh tế địa phương. Những người chọn staycation thường tìm kiếm những điểm đến địa phương, các sự kiện văn hóa, trải nghiệm ẩm thực địa phương trong thời gian rảnh của họ.
Đọc thêm: Hotel Management và Hospitality Management khác nhau ở đâu?
Công nghệ là bàn đạp vững chắc
Kể từ đại dịch COVID-19, công nghệ được áp dụng nhanh chóng trong ngành hospitality và áp dụng công nghệ chắc chắn sẽ còn tiếp diễn trong tương lai. Công nghệ giúp các khách sạn, nhà hàng tối ưu hoạt động, nâng cao trải nghiệm khách hàng và gia tăng hiệu quả.
Một trong những ứng dụng tiêu biểu của công nghệ trong ngành hospitality là hỗ trợ tương tác không chạm. Họ đang tận dụng những giải pháp công nghệ thông minh như check in trực tuyến, thanh toán tự động, điều khiển bằng giọng nói… Năm 2023, chúng ta sẽ bắt gặp nhiều hơn những ứng dụng của công nghệ trong khách sạn, như công nghệ thực tế ảo và các thiết bị thông minh trong phòng.
Khách hàng tìm kiếm hạnh phúc và sức khỏe
Ý thức về sức khỏe và tinh thần của nhiều người được nâng cao sau đại dịch. Điều dễ nhận thấy nhất trong ngành hospitality của xu hướng này chính là việc nhiều khách sạn, nhà hàng thực hiện các quy trình vệ sinh, làm sạch nghiêm ngặt, chọn lựa thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, nhiều khách sạn cũng phát triển các tiện nghi chăm sóc sức khỏe như phòng gym, lớp yoga, phòng spa, tổ chức các buổi thiền hay cung cấp các chương trình thực hành chánh niệm. Nhìn chung, ngoài các tiện nghi quen thuộc như bể bơi, trung tâm thương mại thì các khách sạn đang đầu tư những tiện nghi mới lạ để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của khách.
Đọc thêm: Top 8 lý do bạn nên lựa chọn ngành hospitality
Kết luận
Trên đây là những xu hướng mới trong ngành hospitality năm 2023. Trong 6 xu hướng kể trên, phát triển bền vững và cá nhân hóa trải nghiệm là hai xu hướng mang tính quyết định. Các doanh nghiệp Hospitality nếu muốn sống sót sẽ cần phải bắt nhịp nhanh chóng với thị trường, trước tiên là thông qua vận hành bền vững và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. Cohost AI hi vọng bạn đã nắm bắt rõ về các xu hướng này và có thể đưa ra những quyết định kinh doanh, vận hành đúng đắn cho khách sạn của mình.