Airtable và Notion đều là những phần mềm quản lý dữ liệu, giúp nâng cao năng suất, tuy nhiên chúng có cách hoạt động và mục tiêu khác nhau. Hãy cùng Cohost tìm hiểu xem giữa Airtable và Notion, công cụ quản lý dữ liệu nào tốt hơn nhé.
Chúng ta sẽ cùng đi qua những tính năng nổi bật của từng ứng dụng để tìm xem đâu là ứng dụng phù hợp cho bạn nhé.
1. Sự khác biệt giữa Airtable và Notion
Airtable vs Notion: Quản lý kiến thức
Nhắc đến quản lý kiến thức thì Notion là ứng dụng hàng đầu. Nó là ứng dụng tiên phong trong việc kết hợp tài liệu và cơ sở dữ liệu và đặt ra tiêu chuẩn thiết kế mà sau này được nhiều công ty SaaS làm theo. Notion cho phép bạn điều chỉnh trang cá nhân và tổ chức tài liệu theo mong muốn. Sự linh hoạt này khiến Notion thích hợp cho cả wiki cá nhân lẫn doanh nghiệp.
Về Airtable, ứng dụng này không có những field mà người dùng có thể điền một đoạn văn thật dài vào, chắc chắn là không bằng được document của Notion. Trái lại, Airtable lại quản lý dữ liệu có cấu trúc tốt hơn.
Đọc thêm: Mẹo sử dụng Notion trong quản lý công việc hàng ngày
Airtable vs Notion: Quản lý dữ liệu
Airtable là lựa chọn lý tưởng để quản lý dataset, từ thông tin khách hàng cho đến danh sách những việc cần làm. Bất cứ khi nào mà bạn có thể tổ chức dữ liệu thành các hàng và cột thì Airtable đều là cái mà bạn nên chọn.
Notion cũng có block database với nhiều tính năng giống với Airtable, người dùng có thể tạo ra một cơ sở dữ liệu mini bên trong một document. Quản lý dữ liệu là một trong rất nhiều tính năng của Notion, còn với Airtable, đây là điều khiến nó khác biệt.
Cơ sở dữ liệu của Airtable nhanh hơn và có thể chứa nhiều dữ liệu hơn so với Notion. Ngoài ra, bạn có thể chỉnh dạng data cho field dầu tiên trên Airtable, nhưng với Notion, field đầu tiên phải luôn là dạng text.
Airtable vs Notion: Template
Với những ứng dụng cung cấp rất nhiều tính năng như Airtable và Notion, người dùng có thể gặp khó khăn vì không biết nên bắt đầu từ đâu. Để giải quyết vấn đề này, cả hai công cụ đều cung cấp các template sẵn cho từng mục đích khác nhau mà không cần phải tự xây dựng từ đầu. Điều này giúp người dùng tiết kiệm thời gian mà lại có thể được trải nghiệm luôn cách dùng.
Các template mà Airtable và Notion cung cấp đều rất đa dạng và có rất nhiều. Bạn luôn có thể tìm được template phù hợp với yêu cầu của mình.
Airtable vs Notion: Tự động hóa
Airtable và Notion giống như hệ thần kinh của các công ty với thông tin ra vào liên tục tạo thành một dòng chảy xuyên suốt. Tự động hóa dòng chảy này sẽ rất hữu ích cho các công ty. Airtable cho phép người đã có xây dựng tính năng tự động hóa cho ứng dụng của mình. Ở sidebar bên cạnh bảng tính, bạn có thể lựa chọn tự động hóa gửi tin nhắn Slack hoặc đăng Twitter nếu có sự thay đổi trong data.
Với Notion, tự động hóa sẽ được thực hiện thông qua Zapier, một phần mềm tự động hóa chứ không có tính năng sẵn trong ứng dụng như Airtable. Dù tính năng tự động hóa của AIrtable chưa phải là xuất sắc nhưng đây vẫn là lợi thế của nó so với Notion.
Đọc thêm: Tự động hóa trên Airtable
Airtable vs Notion: API
API (giao diện lập trình ứng dụng) giúp các nhà phát triển và ứng dụng của riêng mình. Điều này giúp họ xây dựng thêm các tính năng chưa có trên các phần mềm. Airtable đã ưu tiên API ngay từ những ngày đầu tiên, tạo ra các API documentation (hướng dẫn cách sử dụng và tích hợp hiệu quả các API của hệ thống), bao gồm những đoạn code dành riêng cho base Airtable của từng người.
Ví dụ, API Documentation của Airtable có những đoạn code bao gồm cả base ID và tên các cột trong bảng tính, nhờ đó người dùng có thể copy và paste luôn code. Khác với Airtable, API của Notion còn khá mới, chỉ mới xuất hiện vào năm ngoái. Về chất lượng và số lượng đều không thể bằng được Airtable.
Airtable vs Notion: Giá cả
Với người dùng cá nhân và các team nhỏ, Airtable và Notion đều không thu phí. Khi sử dụng bản miễn phí, bạn có thể tạo số lượng base và số lượng trang không giới hạn trên hai ứng dụng này.
Khi team của bạn mở rộng hơn thì có lẽ bạn sẽ cần phải trả phí để sử dụng. Airtable Pro có giá $20/người dùng/tháng, Notion Team có giá $8/người dùng/tháng.
2. Lời khuyên
Bạn vẫn đang phân vân không biết nên chọn Airtable hay Notion ư? Để đưa ra lựa chọn, bạn cần hiểu thật rõ về nhu cầu của mình, về mục tiêu của mình và cả team. Airtable thích hợp nhất để quản lý dữ liệu có cấu trúc còn Notion phù hợp hơn cả để quản lý kiến thức, tổ chức ý tưởng.
Có 4 yếu tố chính mà bạn có thể cân nhắc trước khi lựa chọn:
- Độ tin cậy (ít bug)
- Khả năng tích hợp với những nền tảng khác
- Giá cả và lợi ích nhận được
- Sử dụng dễ dàng
Đọc thêm: Notion vs Evernote: Đâu là sự lựa chọn tốt nhất?
Qua bài viết trên, Cohost hi vọng đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích Airtable và Notion: công cụ nào quản lý dữ liệu tốt hơn. Hai ứng dụng này đều rất hiệu quả nhưng có những điểm mạnh riêng biệt. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.