Việt Nam đang hòa nhập mạnh mẽ vào xu thế phát triển công nghệ trên thế giới và ngày càng khẳng định vị thế trung tâm công nghệ của mình. Hãy cùng Cohost tìm hiểu về các thành phố có tiềm năng trở thành thung lũng Silicon của Việt Nam nhé.
1. Silicon Valley là gì?
Silicon Valley là một khu vực nằm ở phía Bắc California nước Mỹ, phía Nam South San Francisco. Đây là nơi tập trung của rất những công ty công nghệ, phần mềm, internet hàng đầu trên thế giới như Apple, Google, Meta… và là điểm đến của nhiều startup đột phá và sáng tạo về công nghệ.
"Silicon Valley" cũng đang dần xuất hiện ở những quốc gia khác nhờ sự bùng nổ của khoa học công nghệ, ví dụ có thể kể đến Bangolar tại Ấn Độ, Trung Quang Thông của Trung Quốc hay Tân Trúc của Đài Loan.
2. Những thung lũng Silicon tiềm năng tại Việt Nam
Việt Nam cũng đang hòa nhập mạnh mẽ trong sự phát triển khoa học công nghệ của thế giới. Một số khu vực có khả năng trở thành Silicon Valley của Việt Nam là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng…
Hà Nội
Hòa Lạc
Hiện tại có hai trung tâm khoa học công nghệ nổi bật tại Hà Nội là Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hoa Lac Hi-Tech Park) và trung tâm công nghệ Long Biên với diện tích gần 1600 ha.Sau hơn 2 thập kỷ thành lập, Hòa Lạc đã dần trở thành hệ sinh thái cho các tổ chức trong lĩnh vực công nghệ cao, bao gồm: CNTT, công nghệ sinh học phục vụ y tế, điện tử viễn thông và phần mềm, tự động hóa. Một số cái tên nổi bật có thể kể đến FPT Software, VNPT Technology, Viettel.
Chính phủ Nhật, Hàn, Pháp cũng hỗ trợ triển khai một số trường đại học và viện nghiên cứu tại đây như Trung tâm Nghiên cứu thuộc công ty Nissan Techno, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (V-KIST)
Tuy nhiên, Hòa Lạc vẫn chưa thực sự đáp ứng được kỳ vọng sau hơn 2 thập kỷ. Lý do là vì khoảng cách xa trung tâm, không thuận tiện cho việc di chuyển và tiện ích chưa đáp ứng được điều kiện cơ sở hạ tầng và nhu cầu về sinh hoạt, giải trí. Đó cũng là lý do Trung tâm công nghệ phần mềm Hà Nội - Long Biên ra đời.
Long Biên
So với Hòa Lạc, trung tâm tại Long Biên được đánh giá là sẽ vượt trội hơn trong việc thu hút nhân tài nhờ giải quyết được hai vấn đề: hệ thống giao thông được quy hoạch đồng bộ, hiện đại, dễ dàng kết nối đến các khu vực khác trong thành phố và tiện ích đa dạng, phong phú cho các chuyên gia như trương học, bệnh viện, sân bay…
So với Hòa Lạc, khu công nghệ tại Long Biên có diện tích nhỏ hơn nhiều, với 3 khu chức năng tập trung cho việc phát triển công nghệ là Khu phát triển gia công phần mềm Quốc tế và nghiên cứu phát triển, Khu dịch vụ công nghệ, Khu nghiên cứu và đào tạo công nghệ (Trường Cao đẳng công nghệ) cùng với các khu nhà ở cho các chuyên gia.
Vì khu này mới chỉ thành lập cách đây 2 năm nên vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa, thu hút thêm các công ty, tập đoàn lớn và các startup công nghệ.
Thành phố Hồ Chí Minh
Khu công nghiệp công nghệ cao TP. HCM (Saigon hi-tech Park - SHTP) nằm ở quận 9, phía Đông của thành phố. Năm 2022 đánh dấu 20 năm thành lập của khu vực này, với 4 lĩnh vực mũi nhọn là:
- Ví điện tử - CNTT - Viễn thông
- Có khí chính xác - Tự động hóa
- Công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường
- Năng lượng mới - Vật liệu mới - Công nghệ Nano.
SHTP không ngừng cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng để thu hút thêm nhiều vốn đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghệ của đất nước. Cho đến nay, đã có nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đầu tư vào đây, tiêu biểu là Samsung (2 tỷ USD), Intel (1,04 tỷ USD), Nipro (300 triệu USD), NIDEC (296 triệu USD).
SHTP đã trở thành trung tâm quốc gia về công nghệ, là hạt nhân phát triển công nghệ cho cả nước nhưng cần nỗ lực hơn nữa để đạt được mục tiêu ban đầu đề ra về việc phát triển một vườn ươm công nghệ.
Đà Nẵng
Khu công nghệ cao Đà Nẵng là khu công nghệ cao Quốc gia đa chức năng thứ ba của cả nước sau hai trung tâm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực đầu tư chính là:
- Công nghệ sinh học phục vụ y tế, nông nghiệp, thủy sản
- Công nghệ vi điện tử, cơ điện tử và quang điện tử
- Tự động hóa và cơ khí chính xác
- Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, năng lượng mới
- Công nghệ thông tin, truyền thông; phần mềm tin học
Cho đến nay, khu vực này đã thu hút được 24 dự án, trong đó 12 dự án FDI và 12 dự án của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn gần 9000 tỷ đồng. Khu công nghệ cao Đà Nẵng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển khoa học - kỹ thuật của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Bài viết trên đã đưa ra những thông tin tổng quan về các khu vực có tiềm năng trở thành Silicon Valley của Việt Nam. So với các trung tâm công nghệ cao khác trên thế giới, vẫn còn một khoảng cách khá xa giữa chúng và các thành phố Việt Nam. Hãy chờ xem trong thời gian tới các thành phố này sẽ phát triển như thế nào nhé. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết.