Farmstay đang là xu hướng mới trong kinh doanh lưu trú. Nhưng đây có thực sự là miếng bánh ngon hay là bước đi sai lầm của các nhà đầu tư? Cơ hội, rủi ro và những điều cần lưu ý khi kinh doanh farmstay là gì?
Hãy cùng Cohost tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh homestay từ A-Z nhé.
1. Cơ hội của mô hình farmstay
Phân khúc thị trường rộng lớn
Cuộc sống nông thôn có sức hút to lớn với tất cả mọi người, không phải ai cũng đã có những trải nghiệm với người nông dân, với việc sản xuất ra các loại nông sản. Hơn nữa, thu nhập của người dân ngày càng tăng. Không chỉ tầng lớp thượng lưu mà cả tầng lớp trung lưu cũng sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để dành cho những chuyến du lịch.
Mô hình Farmstay cũng là lựa chọn hàng đầu của các gia đình có con nhỏ. Lý do là vì mô hình này là một cách giáo dục mới với con trẻ, vừa cung cấp thêm nhiều kiến thức thực tế lại vừa được rèn luyện kỹ năng sống.
Thiên nhiên ưu đãi
Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, với địa hình ¾ diện tích là đồi núi là điều kiện cơ bản để phát triển mô hình farmstay. Nhờ lợi thế thiên nhiên này mà nền nông nghiệp ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ từ nhiều năm nay. Thiếu đi yếu tố “Farm” thì không thể làm thành một Farmstay được.
Ngoài ra, nền văn hóa đặc sắc với nhiều lễ hội, phong tục, tập quán, đặc biệt là của những dân tộc thiểu số cũng là một lợi thế. Sức hút văn hóa là một bước đệm giúp Farmstay tiếp cận nhiều du khách hơn.
Thời điểm thuận lợi
Các loại hình lưu trú du lịch khác đang trở nên quá quen thuộc với mọi người, kể cả mô hình Homestay vốn bị nhiều người nhầm lẫn với Farmstay. Du khách đang tìm kiếm những mô hình mới, đem đến cho họ trải nghiệm mới lạ hơn.
Farmstay chắc chắn có thể thỏa mãn nhu cầu này của khách vì kết hợp cả các hoạt động nông nghiệp vào mô hình kinh doanh của mình.
Đọc thêm: Farmstay và Homestay: Đâu là mô hình kinh doanh lưu trú đáng chú ý nhất hiện nay?
2. Rủi ro của mô hình farmstay tại Việt Nam
Hành lang pháp lý
Farmstay là kinh doanh nghỉ dưỡng trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Có được cấp sổ đỏ hay không là không chắc chắn. Sổ đỏ được cấp cho toàn bộ khu đất dưới dạng đất rừng sản xuất, còn chủ đầu tư sẽ chỉ có hợp đồng hoặc cam kết thời hạn làm sổ đỏ từ bên bán mà thôi.
Vì là đất nông nghiệp, chủ đầu tư không thể xây các kiến trúc kiên cố với hạn 50 năm. Để khắc phục tình trạng này, một số nhà đầu tư sử dụng nhà gỗ hoặc kinh doanh farmstay tại các khu du lịch.
Hơn nữa, nếu đất nông nghiệp, lâm nghiệp sử dụng cho mục đích khác thay vì trồng nông sản, trồng rừng thì sẽ cần phải chuyển đổi mục đích xây dựng và được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Farmstay bên cạnh trang trại còn cần xây dựng kho bãi, xưởng chế biến, khu nghỉ dưỡng cho khách…
Đầu tư lâu dài
Có đất và được sử dụng đất là chưa đủ. Nhà đầu tư cần phải biết làm gì với mảnh đất mà mình có.
Để đem đến trải nghiệm chân thực nhất về sản xuất nông nghiệp, một farmstay cần có đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn để xây dựng, canh tác. Và quá trình này sẽ diễn ra rất lâu, tốn thời gian và công sức. Để thu được lợi nhuận từ farmstay là một khoảng thời gian dài.
Nếu về lâu dài, đất nông nghiệp nằm trong diện quy hoạch thì nhà đầu tư coi như mất trắng vì mô hình cần một thời gian dài để hoàn vốn và thu về lợi nhuận.
Đọc thêm: Top 6 farmstay đẹp quên lối về ở miền Bắc
3. Lưu ý gì khi kinh doanh Farmstay
Kinh doanh farmstay đang là xu hướng, nhưng không hề dễ dàng. Thậm chí với những người đã và đang kinh doanh mô hình này, thách thức vẫn còn rất nhiều.
Lựa chọn vị trí
Một farmstay phụ thuộc nhiều vào mảnh đất mà nó tọa lạc. cần đủ rộng lớn và nằm ở nơi có khí hậu, địa hình thuận lợi cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Việc thiết kế cũng phụ thuộc nhiều vào vị trí của farmstay.
Như đã nói ở trên, vị trí của farmstay vừa phải thuận lợi để sản xuất nông nghiệp, lại vừa đủ yên tĩnh để du khách có thể nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc trên nông trại.
Xem xét cảnh quan
Cảnh quan đóng vai trò quan trọng trong yếu tố nghỉ dưỡng với nhiều du khách. Phong cảnh nên đẹp, đủ sức hấp dẫn để lôi kéo được nhiều khách đến với farmstay, nhưng không nên lu mờ đi những hoạt động nông nghiệp thú vị làm nên sức hút riêng của mỗi farmstay.
Cân bằng giữa Farm và Stay
Khách đến với Farmstay tìm kiếm sự thỏa mãn ở cả hai yếu tố Farm và Stay. Vậy nên chủ farmstay cần chú trọng đầu tư cân bằng cả hai, không nên bỏ quên yếu tố nào cả. Nếu không gian, cảnh quan, phòng ốc trong farmstay không được đầu tư xây dựng thì sẽ không đảm bảo khách được nghỉ dưỡng thoải mái.
Ngược lại, nếu như nông trại không được chăm chút, kiểm tra để đảm bảo chất lượng thì cũng không thể thu hút được nhiều khách hàng và làm mất đi bản chất của farmstay.
Đọc thêm: Những rủi ro khi kinh doanh farmstay
4. Kết luận
Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh farmstay mà Cohost đã tổng hợp được. Cohost khuyên bạn nên tìm hiểu thật kỹ và tiến hành từng bước một khi quyết định đầu tư vào mô hình farmstay. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.