Bạn đang là sinh viên hoặc mới tốt nghiệp ngành hospitality, tuy nhiên còn băn khoăn về cơ hội nghề nghiệp trong ngành này. Cohost AI luôn có mặt ở đây để hỗ trợ bạn. Cùng tìm hiểu bài viết ngày hôm nay cùng mình nhé, mọi giải đáp của bạn sẽ được làm rõ trong 5 phút.
Tham khảo: Top 8 lý do bạn nên chọn lựa ngành hospitality
Quản lý khách sạn (Hotel Management)
Các khu nghỉ dưỡng và khách sạn được xem là “trái tim” - nhịp đập của ngành hospitality, vì vậy mà mở ra một loạt những con đường sự nghiệp cho những ai đã, đang và sẽ theo đuổi ngành nghề này. Tuy nhiên, do nhu cầu của khách du lịch hiện nay không chỉ tập trung vào các chuỗi khách sạn hay resort lớn, mà nay ngày càng nhiều doanh nghiệp khác cung cấp dịch vụ lưu trú ra đời, bao gồm có nhà nghỉ dưỡng (motel), biệt thự du lịch (tourist villa), nhà nghỉ du lịch (tourist guest house),... để có thể phục vụ nhiều hơn các đối tượng khách hàng.
Vậy nên, đừng bỏ lỡ các giải pháp ứng dụng công nghệ mới nhất dành cho khách sạn, căn hộ dịch vụ, homestay/villa/resort, và cả khi bạn đóng vai trò là một co-host nhé!
Trong mỗi resort, khách sạn đa phần được chia ra làm hai khu vực chính, đó là front office (khu vực tiền sảnh) và back office (khu vực hậu cần). Front office sẽ cung cấp các dịch vụ lễ tân - đặt phòng, phục vụ thực phẩm và đồ uống,... Còn các công việc ở những khu vực hậu cần bao gồm có bếp, khu vực phòng nghỉ cho khách, kế toán, marketing & sales,... Chính nhờ sự đa dạng của loại hình lưu trú và sự phong phú về dịch vụ mà nguồn nhu cầu lao động từ đó cũng được rộng mở.
Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp với tên tuổi lớn như SunGroup, VinGroup, Saigontourist hay FLC,...đã đầu tư vào hàng loạt các khách sạn 4, 5 sao đưa vào hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng của du khách. Bên cạnh đó, nhiều thương hiệu quốc tế hàng đầu sở hữu bất động sản du lịch phải kể đến có Marriott, Accor, Four Seasons, InterContinental, Hyatt,... đã và đang liên tục thúc đẩy thị phần tại Việt Nam; hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
Quản trị du lịch (Tourism and Travel Management)
Theo UNWTO (Tổ chức Du lịch Thế giới Liên hợp quốc), du lịch đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua (không kể dịch Covid-19) và dự kiến sẽ hồi sinh mạnh mẽ và có thể tăng gấp đôi trong 20 năm tới. Ngành du lịch được cho là trong thập kỷ tiếp theo sẽ tạo thêm 75 triệu việc làm cũng như số lượng khách du lịch quốc tế có thể chạm mốc 1,8 tỷ vào năm 2030.
Chính vì vậy, để có thể đón đầu xu hướng du lịch có thể bùng nổ trở lại ấy, nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay với những niềm năng sở hữu thắng cảnh, ẩm thực, nghệ thuật, văn hóa; và trong đó có Việt Nam; sẽ không ngừng đẩy mạnh đầu tư để phát triển điểm đến du lịch kèm các dịch vụ liên quan. Tiềm năng kể trên đây chính là cơ hội lớn mở ra nhiều con đường nghề nghiệp mới cho người học và người làm có chuyên môn cao. Theo Tổng cục Du lịch, riêng tại Việt Nam, sẽ cần phải bổ sung thêm 25.000 lao động mới chất lượng cao vào ngành du lịch Việt vào mỗi năm.
Những sinh viên tốt nghiệp từ các trường đào tạo du lịch, nhà hàng, khách sạn có tiếng và uy tín dự sẽ được nhiều nhà tuyển dụng trong ngành “săn” đón. Quả thật, cơ hội việc làm trong ngành du lịch là vô cùng đa dạng.
Quản lý sự kiện (Event Planning)
Với xu hướng toàn cầu hóa khi mà ranh giới giữa các quốc gia ngày một bị xóa nhòa thì điều kiện cho các sự kiện trong nước cũng như quốc tế về thể thao, văn hóa và giải trí sẽ diễn ra nhiều và thường xuyên hơn. Có thể bạn chưa biết rằng xu hướng du lịch kết hợp hội nghị, khen thưởng; du lịch MICE,... cũng đang ngày càng phổ biến. Hiện nay, thống kê cho thấy rằng cứ 11 công việc thì sẽ có 1 công việc thuộc lĩnh vực Event Planning - Quản lý sự kiện.
Đặt khách hàng vào trung tâm của mọi dịch vụ hay mang đến những trải nghiệm mang tính liền mạch chính là chìa khóa thành công của lĩnh vực này. Đó là điều mà những người được học, được đào tạo về khách sạn sẽ làm tốt nhất và chiếm ưu thế trong khu vực việc làm sự kiện nhờ nắm vững kiến thức về lập kế hoạch, nghiên cứu thị trường, thấu đáo về tâm lý khách hàng, xây dựng nên dịch vụ toàn diện, cung cách phục vụ chu đáo,...
Quản lý thương hiệu cao cấp (Brand Management)
Luxury Industry - Ngành công nghiệp xa xỉ, là ngành công nghiệp toàn cầu hứa hẹn tăng trưởng ổn định hơn bao giờ hết (không kể dịch bệnh Covid-19). Nếu như bạn cho rằng hàng hóa xa xỉ sẽ chỉ có túi xách, thời trang thì bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn nhìn rộng và thoáng hơn nữa. Nói vậy là bởi, du lịch xa xỉ, du thuyền cao cấp, khách sạn hạng sang, đồ nội thất cao cấp, hay đồ ăn - đồ uống thượng hạng cũng được xếp vào ngành công nghiệp này.
Bất cứ đối tượng khách hàng nào ở phân khúc sang trọng không chỉ muốn sở hữu hàng hóa hạng sang mà họ còn muốn trải nghiệm những dịch vụ chăm sóc tốt nhất. Chính vì vậy mà nhiều nhà tuyển dụng ngày nay có xu hướng “săn” đón các sinh viên tốt nghiệp ngành hospitality vào các vị trí quản lý thương hiệu cao cấp. Bởi những kỹ năng, kiến thức được cung cấp tại trường của sinh viên ngành hospitality được xem là góp phần làm tăng thêm trải nghiệm của khách hàng. Chính vì vậy mà nguồn lao động trong ngành công nghiệp xa xỉ phẩm ngày càng được trọng dụng hơn bao giờ hết.
Dịch vụ ăn uống (Food And Beverage)
Đó là sự thật không thể chối cãi rằng nhu cầu ăn uống của con người là không giới hạn. Chính nhịp sống công nghiệp ngày một tất bật đã và đang khiến không ít người phải tìm đến các giải pháp ăn uống với thực phẩm chế biến sẵn. Bên cạnh nhu cầu ăn ngon, rất nhiều người ngày nay càng lúc càng quan tâm hơn đến những gì họ ăn uống hàng ngày rằng có đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm hay là không. Điều này, vì vậy, đòi hỏi nhà cung cấp và cả người chế biến thức ăn cũng phải có kiến thức sâu rộng về những điều này.
Chính những sinh viên ngành hospitality khi được tiếp cận những khóa học hay kiến thức về bảo quản, an toàn thực phẩm hay cách biến thực phẩm thành sản phẩm kinh doanh,... đều có khả năng đáp ứng những yêu cầu khá phức tạp kể trên của thời đại ngày một phát triển như hiện nay. Điều này vì thế mà cũng tạo nên lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn cho những người định hướng theo ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống.
Startup
Tận dụng các lợi thế về cảnh quan phong phú, ẩm thực đa dạng hay nhu cầu về ăn uống và du lịch ngày một tăng cao của con người, ngành du lịch, nhà hàng tại Việt Nam đang dần tạo nên nhiều hơn những điều kiện lý tưởng để các startup phát triển. Yếu tố khách quan đã có sẵn, vấn đề cốt lõi để startup có thể hiệu quả vận hành là bạn cần phải chuẩn bị thêm kiến thức về chăm sóc khách hàng, quy trình phục vụ, tầm nhìn chiến lược, tư duy quản lý, đặc biệt là quá trình chuyển đổi số trong vận hành-quản lý khách sạn... vốn là những yếu điểm của nhiều nhà quản lý startup hiện nay.
Cơ hội nghề nghiệp khác
Bên cạnh những cơ hội việc làm kể trên, sinh viên ngành hospitality có thể làm trong những lĩnh vực hay bộ phận có sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, ví dụ như hàng không, ngân hàng, trung tâm chăm sóc khách hàng, hay dịch vụ giải trí,...
Kết luận
Bài viết về Cơ hội nghề nghiệp ngành hospitality trên đây xin kết thúc. Hy vọng, thông qua bài viết, Cohost AI giúp bạn làm rõ hơn về những cơ hội, con đường nghề nghiệp trong ngành. Cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình, và đừng quên cập nhật những bài viết mới nhất của Cohost bạn nhé!