Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở thành chủ đề nóng không những trên các tạp chí khoa học mà còn xuất hiện ở hầu hết các trang mạng xã hội bởi tính ứng dụng thực tiễn cao từ việc nhận dạng dấu vân tay hay khuôn mặt đến việc tự động hóa quy trình sản xuất, bảo mật thông tin,... Vậy bạn đã hiểu rõ về AI chưa? Tính ứng dụng của nó trong từng ngành nghề là như thế nào? Cùng Cohost AI tìm hiểu nhé!
AI là gì?
Artificial Intelligence (AI) có nghĩa là trí tuệ nhân tạo, được sử dụng nhiều trong lĩnh vực công nghệ thông tin và khoa học máy tính. Hiện nay trên mạng có rất nhiều định nghĩa về AI, nhưng bạn có thể hiểu đơn giản AI chính là một chương trình máy tính thông minh, sử dụng thuật toán để giải quyết các vấn đề, tự học và điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp.
Bên cạnh đó, việc phân tích và xử lý dữ liệu của AI cũng cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả. Chính vì thế mà AI được áp áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống.
Tầm quan trọng của AI trong thời đại công nghệ 4.0
Trong thực tế, AI luôn được áp dụng xoay quanh cuộc sống của chúng ta, điển hình như hiện tượng đang “cực kỳ hot” dạo gần đây là ChatGPT. Ngoài ra còn có thể kể đến như Siri trên Iphone, trợ lý ảo Google Now,...
Ngày nay, các lĩnh vực ứng dụng công nghệ AI ngày càng nhiều, từ y tế, giáo dục đến kinh doanh sản xuất, giao thông hay tài chính. Với việc phân tích và xử lý dữ liệu cực kỳ chính xác nhưng chỉ trong vài giây, các nhà nghiên cứu hay các chủ đầu tư sản xuất đều tiết kiệm cả về thời gian và tiền bạc, hay nói cách khác AI có thể giúp công việc của chúng ta tăng cả năng suất và hiệu quả.
Thêm vào đó, với những thuật toán được xây dựng nên, con người còn áp dụng AI vào lĩnh vực logistics để tối ưu hóa chuỗi cung ứng, và giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời cũng như có thể dự đoán trước các biến động trên thị trường.
Như vậy với những tiềm năng kể trên, AI hoàn toàn là một điểm sáng trong công cuộc cách mạng công nghệ số hiện nay.
Có bao nhiêu loại hình AI
Nếu các bạn tìm kiếm trên mạng, Google sẽ hiển thị rất nhiều kết quả khác nhau: có trang thì phân thành 4 loại AI, có trang lại viết có 7 loại AI,... Tất cả thông tin đều đúng cả, các bạn chỉ cần nắm yếu tố để phân chia loại hình AI. Có 2 yếu tố để phân chia loại hình AI: phân loại dựa trên máy AI và máy hỗ trợ AI, và phân loại dựa trên sự tương đồng với con người.
Dựa trên máy AI và máy hỗ trợ AI
Nếu dựa trên tiêu chí này thì AI sẽ được chia làm 3 loại:
- Artificial Narrow Intelligence (ANI - Trí tuệ nhân tạo hẹp)
- Artificial General Intelligence (AGI - Trí tuệ nhân tạo chung)
- Artificial Super Intelligence (ASI - Siêu trí tuệ nhân tạo).
Để tìm hiểu sâu hơn về những loại trí tuệ nhân tạo này, các bạn có thể tham khảo thêm: Các loại trí tuệ nhân tạo
Dựa trên sự tương đồng với con người
Nếu như dựa trên sự tương đồng giữa trí thông minh của con người, khả năng suy nghĩ hay những cảm xúc thì AI lại chia thành 4 loại:
- Reactive Machines - AI phản ứng
- Limited Memory - AI với trí nhớ giới hạn
- Theory of Mind - Lý thuyết về Tâm trí
- Self-Awareness - Tự nhận thức
Cohost AI cũng đã có một bài viết nói rõ về 4 loại hình này, các bạn có thể tìm hiểu thêm tại: Các loại trí tuệ nhân tạo
Ứng dụng của AI vào các lĩnh vực trong đời sống
AI vốn có khả năng xử lý và phân tích dữ liệu chính xác và nhanh chóng, chính vì thế nó trở thành xu hướng đi đầu trong dòng chảy cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Con người áp dụng công nghệ AI ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống từ y tế, giáo dục đến tài chính, kinh tế, khoa học nghiên cứu.
Ứng dụng trong y tế
Công nghệ AI đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực y học. Với khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu nhanh và chính xác, AI giúp ngành y tế đạt nhiều tiến bộ cũng như những thành tựu đáng kể về việc chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân.
Một trong những thành tựu phải kể đến chính là IBM Watson, một trong những hệ thống hàng đầu áp dụng AI trong việc chẩn đoán và đưa ra quyết định lâm sàn, từ đó giúp bác sĩ đưa ra các quyết định nhanh hơn.
AI còn được xem là một trợ lý ảo trong ngành y tế, và việc áp dụng loại hình trí tuệ nhân tạo này chúng ta dễ nhìn thấy như hồ sơ sức khỏe điện tử (PC-Covid, Sổ sức khỏe điện tử,...), đặt lịch hẹn khám online, chăm sóc bệnh nhân 24/7,...
Ứng dụng trong giáo dục
Việc vận dụng trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực giáo dục ngày càng phát triển và điều đó được thể hiện rõ rệt sau đại dịch Covid 19. Nếu trước đó giáo viên và học sinh dường như quen với cách dạy truyền thống, và khi đại dịch bùng nổ, mọi thứ đều bị “lockdown”, thì việc dạy trực tuyến và áp dụng AI vào việc dạy học là điều bắt buộc. Chính vì thế nhiều app giúp trong việc học như Kahoot,... càng được sử dụng rộng rãi
Bên cạnh đó, AI còn trở thành một người gia sư online giúp việc tự học của học sinh nhanh chóng hơn.
Ứng dụng trong tài chính - ngân hàng
Hiện nay, các ngân hàng, hay các tổ chức tài chính áp dụng trí tuệ thông mình vào hoạt động tài chính, việc xử lý dữ liệu, các giao dịch hay giao dịch thông qua nhận diện dấu vân tay hay khuôn mặt.
Có thể nói AI giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian cũng như việc chăm sóc khách hàng cũng được chu đáo hơn với chatbot hỗ trợ 24/7.
Ứng dụng trong sản xuất
Có thể nói AI chính là chìa khóa trong công cuộc cách mạng hóa. Các dây chuyền tại các nhà máy hiện nay đều sử dụng AI để tối ưu hóa thời gian, nhân công nhưng vẫn đảm bảo đúng tiến trình và hiệu quả. Các việc một robot AI có thể làm như kiểm tra chất lượng sản phẩm, bảo trì máy móc,…
Thậm chí khi hợp tác với con người, tiến độ công việc càng cải thiện vượt bậc, tăng cả về mặt chất lượng và số lượng trong dây chuyền tạo ra sản phẩm và cung cấp cho thị trường bên ngoài.
Ứng dụng trong kinh doanh lưu trú
Ngoài các lĩnh vực nói trên còn phải kể đến việc áp dụng AI trong kinh doanh lưu trú thông qua các ứng dụng như chatbot, trợ lý ảo, phân tích dự báo thị trường,… Từ đó, trải nghiệm của khách hàng cũng được cải thiện, chất lượng dịch vụ càng được nâng cao, đi đôi cùng với việc tăng doanh thu và lợi nhuận.
Tham khảo thêm: Ứng dụng của AI trong kinh doanh lưu trú
Các hình thức hoạt động của AI
Cách thức hoạt động của một AI khá phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật và nhiều phương pháp khác nhau.
Đầu tiên, AI sẽ thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau, sau đó sẽ được lọc và chuẩn hóa để chuẩn bị cho quá trình xử lý.
Tiếp theo, các kỹ thuật và phương pháp như học máy (machine learning), học sâu (deep learning), mạng nơ-ron và lập trình để xử lý dữ liệu đó. Qúa trình này có thể được xây dựng bằng thuật toán và mô hình trước đó, và tự động tối ưu hóa bằng phương pháp học tăng cường.
Sau khi đã học và phân tích dữ liệu, AI sẽ dự đoán và đưa ra quyết định bằng cách so sánh dữ liệu đầu vào và các dữ liệu đã học trước đó. Các hình thức đưa ra quyết định cũng sẽ rất khác nhau như tương tác với người dùng (ChatGPT), các hệ thống tự động (quét mã QR) và các giải pháp tùy chỉnh cho từng bài toán cụ thể
Những vấn đề xảy ra khi áp dụng AI vào cuộc sống
Đi đôi với những tiềm năng mà AI mang lại là những rủi ro tiềm tàng và rất nhiều thách thức cần phải đối mặt.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao
Với những chia sẻ như trên, một robot AI có thể hoàn thành một công việc của hai đến ba người, đặc biệt là những công việc đặc thù mang tính dây truyền hoặc tự động hóa. Chính vì thế, để tối ưu hóa chi phí, các nhà máy sản xuất sẽ sẵn sàng sa thải gần 10 nhân công và thay vào đó là một robot AI có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của 10 người công nhân ấy.
Không chỉ trong các ngành công nghiệp, hiện nay với tốc độ phát triển chóng mặt của AI, các sản phẩm AI có thể thay thế con người làm những việc như sáng tạo nội dung, lên ý tưởng cho kịch bản Tiktok, vẽ tranh,…
Vấn đề bảo mật
Đi đôi với những sản phẩm AI giúp con người có thể tối ưu hóa thời gian và tiền bạc, đâu đó vẫn có một số phần mềm AI được tạo ra trong việc mã hóa ăn cắp thông tin, rò rĩ dữ liệu cá nhân ra bên ngoài dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Đây cũng là một vấn đề nhức nhối ở hầu hết các lĩnh vực khi áp dụng công nghệ AI, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
Kết Luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về Công nghệ AI trong thời đại công nghệ 4.0. Cohost AI mong bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích từ bài viết này bởi hiện nay, AI đang là một trong những xu hướng phát triển đang được đầu tư mạnh mẽ, áp dụng rộng rãi ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Tuy nhiên, AI cũng mang đến những rủi ro và thách thức cần được đối mặt và giải quyết. Để tận dụng hết tiềm năng của AI, chúng ta cần phải hiểu rõ về nó và đưa ra những quyết định phù hợp để không chỉ phát triển kinh tế mà còn đảm bảo sự cân bằng giữa sự phát triển và trách nhiệm xã hội.