Lịch sử đã chứng kiến nhiều bước ngoặt không ngờ trong các ngành nghề, và Hospitality cũng vậy. Nếu ngày xưa để đặt phòng khách sạn, chúng ta phải gọi điện trực tiếp cho các khách sạn hoặc phụ thuộc vào các công ty du lịch, thì bây giờ chúng ta có thể tự chủ trong việc chuẩn bị cho chuyến du lịch. Tất cả là nhờ sự phát triển của công nghệ và tính ứng dụng cao của chúng trong ngành Hospitality. Vậy bây giờ thì sao? Hãy cùng Cohost AI tìm hiểu về những xu hướng công nghệ mới nhất trong ngành Hospitality nhé.
1. Hospitality Technology là gì?
Hospitality Technology là cụm từ dùng để chỉ việc các cơ sở hoạt động trong ngành Hospitality áp dụng các công cụ, hệ thống và giải pháp công nghệ vào việc kinh doanh, vận hành của họ. Mục đích của họ là cải thiện hiệu quả vận hàng và tối ưu các quy trình, từ đó nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. Các công nghệ này có rất nhiều và rất đa dạng, phục vụ các doanh nghiệp trong ngành Hospitality như nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, công ty du lịch và tổ chức sự kiện…
Đọc thêm: Top 8 lý do bạn nên lựa chọn ngành ospitality
2. Lợi ích của việc áp dụng công nghệ trong ngành Hospitality?
Việc áp dụng công nghệ trong ngành Hospitality đem lại đến nhiều lợi ích.
Tạo dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh
Áp dụng công nghệ tiên tiến cho thấy rằng một doanh nghiệp luôn luôn cải thiện để đem đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất, từ đó hình ảnh, danh tiếng của họ được nâng cao. Ngoài ra, họ cũng có thể tập trung hướng đến nhóm khách hàng tìm kiếm trải nghiệm thuận tiện, hiện đại nhờ áp dụng công nghệ.
Nâng cao hiệu quả vận hành
Các hệ thống PMS, CRM và quản lý doanh thu giúp doanh nghiệp tối ưu các tác vụ như đặt chỗ, quản lý hàng tồn kho, giao tiếp với khách… Việc vận hành hiệu quả giúp cải thiện hiệu suất và tiết kiệm chi phí.
Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu
Các doanh nghiệp Hospitality nên sử dụng dữ liệu thu thập được từ các phần mềm công nghệ hỗ trợ như CRM để tìm ra insight, phát hiện xu hướng, dự đoán nhu cầu của khách hàng. Từ đó, họ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.
3. Những xu hướng công nghệ mới nhất trong ngành Hospitality
Robot
Robot được sử dụng nhiều trong ngành Hospitality trong các công việc như dọn phòng, dịch vụ phòng hay hướng dẫn khách. Những con robot thực hiện những công việc mang tính chất lặp lại như dọn dẹp phòng, chào đón khách, thậm chí là nấu ăn. Nhờ đó, các nhân viên có thể tập trung cho những công việc khác, nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng mà lại tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Tại Trung Quốc và Hàn Quốc, những con robot phục vụ đang trở nên rất phổ biến. Tại Hàn Quốc, mẫu robot CLoi Servebot của LG được sử dụng rộng rãi trong các nhà hàng. Tại Việt Nam, những con robot phục vụ chưa xuất hiện nhiều.
Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo có thể giúp các doanh nghiệp thay đổi cách họ phục vụ khách hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đến từ khách hàng. Khách hàng hiện nay mong muốn được phục vụ ngay tức thời, quy trình thuận tiện và dịch vụ cá nhân hóa. Có rất nhiều ví dụ về những ứng dụng của AI trong ngành Hospitality.
Chatbot và trợ lý ảo AI như chatbot Ana của Cohost có thể trả lời những câu hỏi của khách ngay lập tức, đặc biệt là có thể giao tiếp với khách hàng đến từ nhiều quốc gia mà không gặp phải rào cản ngôn ngữ. Hoặc các thuật toán Machine Learning phân tích dữ liệu khách hàng, từ đó tìm hiểu sở thích và nâng cao trải nghiệm của họ.
Hệ thống POS và đặt hàng di động
Kể từ khi dịch COVID-19, việc đặt hàng online bùng nổ, số lượng đơn hàng đặt bằng thiết bị di động nhiều hơn hẳn số đơn hàng đặt bằng laptop, máy tính để bàn. Khi các quy định giãn cách không còn, những hệ thống đặt hàng online này vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi.
Tại các nhà hàng, khách không cần phải đến tận cửa hàng và chờ đợi để gọi món, họ có thể sử dụng điện thoại và đặt hàng ngay lập tức. Với các nhà hàng, điều này giúp họ nhận được nhiều đơn hàng mà không gây ra quá tải cho nhân viên.
Ngoài việc đặt hàng online, các hệ thống POS cũng được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Khi sử dụng thiết bị này, nhân viên có thể bán hàng cho khách nhanh chóng, liền mạch mà an toàn. Một ví dụ là nhiều nhà hàng, quán cà phê sử dụng phần mềm order cho phép khách gọi món bằng cách sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng.
Thực tế ảo
Thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) được dùng trong marketing khách sạn, nhà hàng và marketing. Dạo gần đây, nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, địa điểm tổ chức sự kiện cung cấp virtual tour - tour tham quan ảo để những khách hàng tiềm năng có thể khám phá mà không phải đến tận nơi nhờ có VR.
Đọc thêm: Điểm mặt 6 xu hướng đang thay đổi ngành Hospitality năm 2023
4. Các doanh nghiệp Hospitality cần làm gì?
Để đón đầu con sóng công nghệ, các doanh nghiệp Hospitality cần phải:
- Cập nhật xu hướng công nghệ mới thông qua các theo dõi các ấn phẩm chuyên ngành, hội thảo và sự kiện networking
- Xây dựng tư duy, văn hóa công nghệ trong doanh nghiệp, khuyến khích nhân viên cập nhật và sử dụng công cụ mới nhất
- Đào tạo nhân viên về các công nghệ mới, đảm bảo rằng họ có đủ kiến thức và kỹ năng để sử dụng hiệu quả các công nghệ mới
- Xây dựng chiến lược công nghệ rõ ràng, hỗ trợ đạt được các mục tiêu kinh doanh
Đọc thêm: Hotel Management và Hospitality Management khác nhau ở đâu?
Kết luận
Cohost AI hi vọng với bài viết trên bạn đã có thêm được nhiều thông tin hữu ích về công nghệ trong ngành Hospitality. Robot, Trí tuệ nhân tạo, Hệ thống POS và đặt hàng di động và Thực tế ảo sẽ là 4 xu hướng chính trong thời gian tới. Tuy nhiên, những thay đổi công nghệ và nhu cầu khách hàng diễn ra mỗi ngày nên chúng ta không thể quá chắc chắn về điều gì. Theo bạn, trong thời gian sắp tới, công nghệ mới nào sẽ được áp dụng rộng rãi hơn? Hãy chia sẻ với Cohost AI nhé.