Đây vốn dĩ là một ngày lễ của những người theo đạo Công giáo và phương Tây nhưng ngày nay nó được tổ chức rộng rãi trên toàn thế giới. Vì vậy, Giáng sinh không phải là một ngày lễ xa lạ với chúng ta. Vậy Giáng sinh diễn ra vào ngày nào, có nguồn gốc như thế nào…?
Hãy cùng Cohost tìm hiểu tất tần tật về Giáng sinh nhé.
1. Giáng sinh là gì?
Lễ Giáng sinh, hay đầy đủ là lễ Thiên Chúa giáng sinh, là lễ kỷ niệm ngày Chúa ra đời. Theo lý thuyết, đây sẽ là ngày lễ chỉ dành cho những người theo đạo Công giáo, tuy nhiên đã từ rất lâu rồi Giáng sinh được đón nhận bởi tất cả mọi người.
Giáng sinh là dịp mà các gia đình và nhóm bạn bè tụ tập, nhìn lại những kỷ niệm, những điều tốt đẹp đã xảy đến với mọi người trong năm vừa qua. Mọi người, đặc biệt là trẻ em, thích Giáng sinh vì đây là dịp mà mọi người tặng và nhận quà từ những người xung quanh.
Ý nghĩa tên gọi Christmas
Cái tên Christmas mà chúng ta thường nghe trong các câu chúc Merry Christmas bắt nguồn từ cụm từ “Mass of Christ”, trong đó Christ là tước vị của Chúa Jesus, còn Mas là viết tắt của Mass, dịch ra tiếng việt là quần chúng. Đó là nơi mà mọi người sẽ tụ tập lại, tưởng niệm rằng Chúa đã ra đi vì mọi người và lại một lần nữa quay lại với cuộc sống.
Việc tụ tập này chỉ có thể diễn ra sau khi mặt trời lặn và trước khi mặt trời mọc vào ngày hôm sau, vậy nên lễ thường được tổ chức vào nửa đêm.
Ý nghĩa tên gọi Noel
Một cái tên cho khác Giáng sinh cho chúng ta thường nghe là Noel. Noel có nguồn gốc từ một từ Latin - nasci, có nghĩa là “được sinh ra”. Trong cuốn sách Ecclesiastes, ngày sinh của Chúa Jesus được gọi là natalis.
Một biến thể của từ này - chính là Noel được sử dụng trong tiếng Pháp xưa để nói đến mùa Giáng sinh, sau này nó bắt đầu xuất hiện trong tiếng Anh với dạng nowel.
2. Giáng sinh là ngày bao nhiêu?
Không khó để trả lời câu hỏi này, Giáng sinh là hai ngày 24 và 25 của tháng 12. Giáng sinh không phải là một ngày duy nhất mà là một mùa lễ hội. Lễ hội sẽ bắt đầu vào ngày 24/12, hay còn gọi là Christmas Eve - đêm Giáng sinh hay lễ vọng.
Việc tổ chức Giáng sinh từ một ngày trước là do ảnh hưởng từ cách tính ngày của người Do Thái. Theo cách tính đó, một ngày sẽ bắt đầu từ sáu giờ tối và kết thúc vào sáu giờ tối ngày hôm sau. Đó là lí do vì sao ngay từ ngày 24, các hoạt động Giáng sinh đã diễn ra rất nhộn nhịp, thậm chí còn đông vui hơn cả ngày 25.
Chúa ra đời vào ngày 25 tháng 12?
Vậy có phải Chúa ra đời vào ngày 25 tháng 12 không? Vào thế kỷ thứ 4, chính quyền nhà thờ quyết định tiến hành tổ chức chào đón ngày sinh của Chúa, biến nó thành một ngày lễ. Tuy nhiên trong Kinh thánh lại không đề cập ngày sinh của Chúa.
Giáo hoàng Julius I quyết định chọn ngày 25. Lý do là để làm theo những nghi lễ, truyền thống của lễ hội Saturnalia. Saturnalia là một lễ hội có nguồn gốc từ Rome, để tôn vinh Saturn - vị thần nông nghiệp. Vào dịp này, tại Rome, đồ ăn, thức uống luôn đầy đủ, các hoạt động kinh doanh, trường học cũng đóng cửa để mọi người đều có thể tham gia lễ hội. Khá giống với Giáng sinh phải không?
3. Nguồn gốc của Giáng sinh
Ban đầu, người Công giáo tách biệt việc nhận biết ngày sinh của Chúa và tổ chức lễ ăn mừng ngày Chúa ra đời, hay nói cách khác, họ biết ngày Chúa ra đời nhưng không làm lễ kỷ niệm dịp này.
Trong hai thế kỷ đầu, nhiều người phản đối việc làm lễ kỷ niệm ngày sinh của những người tử vì đạo, hay chính là Chúa. Nhiều cha xứ nhà thờ mỉa mai ý tưởng này, họ cho rằng nên kỷ niệm ngày những người này tử vì đạo thay vì kỷ niệm ngày sinh của họ.
Như đã nói ở trên, ngày 25 tháng 12 được chọn bởi Giáo hoàng Julius I, và sau này được nhiều người chấp thuận. Ngày 25 tháng 12 là ngày mặt trời không bị khuất phục, đây là một lễ hội nổi tiếng ở Đế quốc La Mã. Ngày này kỷ niệm ngày đông chí, biểu tượng cho việc mặt trời hồi sinh, xua tan màu đông và báo hiệu mùa xuân đang đến.
Một cách lý giải khác là vì vào ngày xuân phân - ngày 21 tháng 3 là ngày của sự khởi tạo, thế giới hình thành, và 4 ngày sau đó, khi ánh sáng xuất hiện, đó là ngày thai nghén chúa Jesus. Vậy nên 9 tháng sau, đúng 25 tháng 12, chính là ngày Chúa ra đời.
4. Ý nghĩa ngày Giáng sinh
Thông qua nguồn gốc của Giáng sinh, chúng ta cũng hiểu phần nào ý nghĩa của ngày Giáng sinh. Đối với những người theo đạo Công giáo, đó là ngày bày tỏ tình yêu, lòng biết ơn với Chúa cứu thế.
Vậy với những người không theo đạo thì sao? Giáng sinh là một dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau, cùng nhau ăn bữa cơm ấm áp trong cái lạnh của mùa đông, kể cho nhau nghe mọi buồn vui trong cuộc sống.
Vào Giáng sinh, mọi người thường sẽ có những cách tổ chức khác nhau: ăn tối cùng gia đình, tham gia các buổi tiệc, những buổi vui chơi cùng bạn bè, hay tự tay trang trí căn nhà của mình theo chủ đề Giáng sinh.
Bên cạnh nguồn gốc và ý nghĩa, Giáng sinh còn có rất nhiều câu chuyện thú vị khác.
5. Các hoạt động phổ biến ngày Giáng sinh
Vậy đâu là những hoạt động được nhiều người yêu thích trong dịp Giáng sinh? Hãy cùng Cohost tìm hiểu nhé!
Trang trí cây thông Noel
Đây có lẽ là hoạt động phổ biến nhất trong dịp Giáng sinh. Mỗi gia đình đều chuẩn bị một cây thông và trang trí thật đẹp cho nó. Tuy nhiên, điều này thực ra phổ biến hơn ở nước ngoài, hay cụ thể là các quốc gia phương Tây. Tại Việt Nam, không nhiều gia đình thực hiện hoạt động này.
Dù vậy, bạn hoàn toàn có thể sắm một cây thông hay cây sơn tùng để tăng thêm không khí Giáng sinh cho căn nhà của mình nhé.
Xem một bộ phim về Giáng sinh
Có rất nhiều bộ phim Giáng sinh kinh điển, và rất nhiều người dành buổi tối Giáng sinh để xem lại những bộ phim này dù nhiều năm đã trôi qua. Mỗi người sẽ có một bộ phim yêu thích, và cứ đến dịp Giáng sinh họ lại xem lại bộ phim này, giống như một nghi lễ chào đón Giáng sinh của riêng bản thân mình.
Trong một đêm mùa đông gió lạnh, ở nhà, đắp chăn và xem một bộ phim Giáng sinh quả thực rất tuyệt. List phim Giáng sinh thì nhiều vô kể, nếu trước đây bạn chưa từng xem phim vào dịp này, hãy thử một lần xem sao nhé.
Tham khảo danh sách các phim Giáng sinh tại đây.
Tổ chức buổi karaoke các bài hát Giáng sinh
Nói đúng hơn thì đây là hoạt động nghe nhạc. Giống như phim ảnh, có rất nhiều bài hát về Giáng sinh. Âm nhạc sẽ góp phần khiến dịp Giáng sinh đáng nhớ hơn vì tâm hồn chúng ta được thăng hoa.
Thường mỗi khi bật nhạc, chúng ta sẽ ngân nga theo giai điệu cùng bạn bè, gia đình, tạo nên một không khí vui vẻ. Vậy tại sao không tổ chức hẳn một buổi karaoke nhạc Giáng sinh? Đây sẽ là một hoạt động vô cùng sôi nổi, giúp khuấy động bầu không khí.
Lựa chọn một số bài hát Giáng sinh mà ai cũng biết và có thể hát tại đây nhé.
Tặng quà Giáng sinh
Đương nhiên rồi, đây là một phần không thể thiếu của Giáng sinh: mọi người sẽ chuẩn bị các món quà Giáng sinh và trao tặng cho người thân yêu của mình. Một nhân vật quen thuộc trong trí óc chúng ta với hình ảnh tặng quà Giáng sinh chính là ông già Noel.
Vào ngày này, chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh các ông già Noel trong bộ đồ màu đỏ, cầm theo một chiếc túi chứa đầy những món quà dành cho các em nhỏ. Thường thì đây sẽ là những món quà mà ông già Noel thay mặt các ông bố bà mẹ dành tặng cho các em.
Với người lớn, mọi người sẽ trực tiếp trao quà cho nhau. Mỗi món quà đi kèm cùng một tấm thiệp Giáng sinh. Tấm thiệp chứa đựng tâm tư của người gửi hay những lời chúc tụng nhau. Bạn có thể tham khảo các điểm mua quà Giáng sinh tại đây.
Dự lễ Giáng sinh tại các nhà thờ
Giáng sinh là lễ kỷ niệm của người Công giáo, vậy nên để cảm nhận đúng không khí ngày Giáng sinh thì bạn nên ghé thăm các nhà thờ Công giáo. Đây cũng là một hoạt động rất phổ biến trong dịp Giáng sinh. Bằng chứng là vào ngày này, các nhà thờ trên khắp thế giới đều đông kín người.
Tại Việt Nam, các nhà thờ như nhà thờ lớn tại Hà Nội chào đón rất nhiều người, kể cả những người ngoại đạo. Mọi người chọn đến đây để có thể hòa mình vào không khí lễ hội. Vào dịp này, các nhà thờ cũng sẽ được trang hoàng lộng lẫy, phù hợp cho các du khách ghé thăm.
Ngoài ra, vào dịp Giáng sinh, mọi người cũng thường đi du lịch. Bạn có thể tham khảo một số điểm du lịch Giáng sinh tại đây nhé. Hoặc nếu không, Hà Nội cũng có những điểm check in khá thú vị.
6. Biểu tượng của Giáng sinh
Nếu bạn để ý, vào dịp Giáng sinh, có những hình ảnh xuất hiện khá nhiều. Có những thứ đã dần trở thành biểu tượng không thể thiếu của ngày lễ này.
Cây thông Noel
Cây thông Noel tượng trưng cho sự sống vĩnh cửu và niềm hy vọng bất diệt. Chúng ta đều biết cây thông luôn xanh lá quanh năm, ngay cả vào mùa đông khi những loài cây khác đều rụng lá. Đặc điểm này của cây thông nhắc chúng ta nhớ đến niềm tin, hy vọng mà chúng ta có với Chúa cứu thế.
Màu xanh và màu đỏ
Không khó để bắt gặp màu xanh lá và màu đỏ tràn ngập mọi ngõ ngách trong Giáng sinh. Màu xanh chính là màu của cây thông, tượng trưng cho cuộc sống dài lâu mà chúng ta có được nhờ có sự hy sinh của Chúa. Màu đỏ lại tượng trưng cho những giọt máu mà Chúa đã đổ xuống vì chúng ta.
Tất Giáng sinh
Tất, cụ thể là những chiếc tất màu đỏ, là hình ảnh quen thuộc trong từng căn nhà vào Giáng sinh. Mọi người thường sẽ treo tất, đặt trong đó những món quà Giáng sinh. Nghi lễ Giáng sinh này khá phổ biến.
Ngôi sao
Ngôi sao thường xuất hiện như là một đồ vât trang trí cho dịp Giáng sinh. Ngôi sao tượng trưng cho những lý tưởng cao đẹp và hy vọng tràn đầy. Ngoài ra, ngôi sao còn liên quan đến sự ra đời của Chúa theo Kinh thánh.
Đọc thêm về các biểu tượng Giáng sinh tại đây.
Qua bài viết trên, Cohost hi vọng đã đem đến cho bạn cái nhìn tổng quan về Giáng sinh. Giáng sinh quả là một ngày lễ thú vị phải không? Vậy bạn có kế hoạch gì cho kỳ nghỉ này không, hãy chia sẻ với chúng mình nhé. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết.