Sức nóng của Metaverse - vũ trụ ảo là điều không thể phủ nhận. Không chỉ các ông lớn công nghệ mà các startup đều nhận thấy đây là một thị trường vô cùng tiềm năng. Liệu đây có phải hướng đi đúng đắn không?
Hãy cùng Cohost tìm hiểu xem liệu metaverse có phải là thị trường tiềm năng cho các startup không nhé.
Cuộc chơi của ông lớn?
Nhìn thấy được sự bùng nổ của Metaverse, nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới đã đổ tiền đầu tư vào vũ trụ ảo. 3 năm vừa qua chứng kiến sự gia nhập của nhiều ông lớn công nghệ như Microsoft, Facebook (nay đã đổi tên thành Meta), Nvidia, Epic Games và Roblox hay Match Group (ứng dụng hẹn hò nổi tiếng Tinder).

Đọc thêm: Tinder “Quẹt Trái” kế hoạch bước vào Metaverse
Không chỉ có các công ty mà chính phủ nhiều nước cũng đã bắt đầu đầu tư vào công nghệ này, điển hình là Singapore, Hàn Quốc, Dubai, Hoa Kỳ, Trung Quốc.
Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư cho Metaverse. Định hướng của Viettel là ứng dụng metaverse vào đa dạng lĩnh vực đời sống, tạo nên sự thay đổi từ những nhu cầu gần gũi nhất của con người. Bên cạnh lĩnh vực dân sự, Viettel đã đầu tư nghiên cứu, thiết kế và làm chủ các công nghệ mô phỏng hiện đại cả trong quân sự.

Cơ hội cho startup metaverse
Quy mô thị trường
Vậy Metaverse có dành cho các startup, những công ty mới thành lập, nguồn lực chưa nhiều? Tiềm năng phát triển của Metaverse là rất lớn, dù đi sau nhưng các startup hoàn toàn có khả năng để khai thác mảnh đất màu mỡ này.

Năm 2020, giá trị thị trường của Metaverse đạt gần 500 tỷ đô la và được dự đoán có thể lên tới 800 tỷ vào năm 2024. Tính đến hết tháng 3 năm nay, các nền tảng vũ trụ ảo đã thu hút số lượng người dùng tăng gấp 10 lần so với đầu năm 2020. Bên cạnh đó, số lượng người dùng các thiết bị thực tế ảo đã đạt hơn 28 triệu.
Các dự án metaverse đã nở rộ tại Việt Nam trong thời gian gần đây, chứng tỏ nhiều startup đã thấy được tiềm năng của nó, đặc biệt là giai đoạn cuối năm 2021. Mỗi dự án lại chọn cho mình một lối đi riêng: mô phỏng xã hội ngoài đời thực, giải trí, âm nhạc, thời trang, kiến trúc…

Metaverse ở thời kỳ sơ khai là thời điểm vàng để các startup Việt có thể gia nhập cuộc đua, thể hiện khả năng và tham gia vũ trụ ảo ở nhiều vai trò và góc độ khác nhau.
Lợi thế của Việt Nam

Các công ty Việt Nam nói riêng cũng có rất nhiều lợi thế trong giai đoạn sơ khai này. Nguồn nhân lực của chúng ta nhạy bén, nắm bắt tốt các cơ hội của thị trường. So với các quốc gia khác, xuất phát điểm của vũ trụ ảo tại Việt Nam không có quá nhiều điểm khác biệt. Các dự án khởi nghiệp liên quan đến metaverse thu hút được nguồn đầu tư lớn, mang tầm thế giới, triển vọng phát triển là rất lớn.
Đọc thêm: Cách đối phó với những rủi ro kinh doanh trong Metaverse
Thách thức cho startup metaverse
Dù có nhiều cơ hội, số công ty thành công với metaverse còn hạn chế. Tồn tại hai thách thức chính cho các công ty khi tiến vào Metaverse, không chỉ là với các startup.
Yêu cầu về thiết bị, nhân lực
“Metaverse là sự kết hợp và hội tụ của nhiều công nghệ tiên tiến cũng như sự phát triển tất yếu của internet”, tiến sĩ Trịnh Công Duy, sáng lập dự án Bizverse World chia sẻ. Những công nghệ tiên tiến này đòi hỏi cao về thiết bị máy chủ đám mây, mạng 5G, trí tuệ nhân tạo và trung tâm dữ liệu.

Trải nghiệm đắm chìm hoàn toàn là điều khiến metaverse trở nên khác biệt. Tạo ra trải nghiệm đắm chìm, doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu về thiết bị. Ví dụ, để tương tác với vật thể, với người khác trong vũ trụ ảo, trong thời gian thực sẽ tạo ra một khối lượng lớn dữ liệu tiếp nhận, truyền tải, phân tích và phản hồi trong thời gian ngắn.
Bên cạnh yêu cầu về thiết bị, nhân lực cũng là bài toán khiến nhiều công ty đau đầu. Dù sở hữu nguồn nhân lực năng động nhưng trình độ của nhân lực lại chưa cao.
Khó khăn tiềm ẩn
Vì vẫn đang là thời kỳ phát triển đầu tiên, thành công sẽ không đến ngay lập tức. Các startup cần phải ở trong thị trường đủ lâu thì mới có hy vọng sống sót, nhất là với một thị trường mới và đầy biến động như Metaverse. Các startup có thể dễ dàng thăng hoa nhưng cũng thua lỗ chỉ trong tích tắc.

Khởi nghiệp với Metaverse sẽ là quá trình vừa làm vừa điều chỉnh dài lâu. Ngoài ra, để thực sự khác biệt trong thế giới phẳng là điều rất khó. Ý tưởng có thể dễ dàng bị bắt chước. Khi bắt đầu, startup cần lường trước được những khó khăn có thể xảy đến.
Quy định, khung pháp lý

Hiện tại chưa có những quy định, khung pháp lý dành cho metaverse. Thị trường metaverse có thể trở thành một môi trường hỗn loạn, không được kiểm soát.
Đọc thêm: Mối đe dọa bảo mật trong Metaverse
Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin về Metaverse và tiềm năng của thị trường này cho startup. Vũ trụ ảo đúng là có nhiều cơ hội phát triển cho các startup nhưng kể cả trên thế giới, giá trị tạo ra cho doanh nghiệp và người dùng là chưa thực sự nhiều. Vậy nên, quá trình đầu tư còn đang diễn ra khá dè dặt. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết.