Logo
Kinh doanh

Hotel Management và Hospitality Management khác nhau ở đâu?

Hotel Management và Hospitality Management khác nhau ở đâu?

Hai thuật ngữ Hotel ManagementHospitality Management thường được sử dụng thay thế nhau trong nhiều trường hợp, nhưng thực ra chúng không hoàn toàn giống nhau. Hãy cùng Cohost AI tìm hiểu về Hotel Management và Hospitality Management cũng như sự khác biệt giữa chúng nhé.

Hotel Management là gì?

Hotel Management là ngành quản trị việc vận hành và kinh doanh của khách sạn
Quản trị khách sạn là quản lý, điều hành khách sạn, khu nghỉ dưỡng và các cơ sở lưu trú khác

Hotel Management có nghĩa là quản trị khách sạn. Quản trị khách sạn là quản lý, điều hành khách sạn, khu nghỉ dưỡng và các cơ sở lưu trú khác, bao gồm nhiều phạm vi công việc để đảm bảo khách sạn vận hành trơn tru và đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Những công việc đó là: quản lý tiền sảnh, quản lý buồng phòng, quản lý F&B, bán hàng và tiếp thị, quản trị nguồn nhân lực, tài chính và tổng thể dịch vụ khách hàng.

Hospitality Management là gì?

Hotel Management là một ngành nhỏ hơn nằm trong Hospitality Management
Hospitality Management là quản trị khách sạn, nhà hàng, địa điểm tổ chức sự kiện...

Hospitality nhìn chung là ngành cung cấp các dịch vụ cho con người, hospitality tập trung vào con người. Cụ thể tại Việt Nam, hospitality được hiểu là ngành quản trị khách sạn - nhà hàng - du lịch, trong đó khách sạn là ngách được quan tâm và quan trọng hơn cả trong hospitality.

Đọc thêm: Công nghệ trong ngành Hospitality: 4 xu hướng mới nhất năm 2023

Phân biệt Hotel Management và Hospitality Management

Như vậy, ngay từ cái tên, ta đã có thể nhận ra ngay Hospitality bao hàm nhiều ngành nghề, rộng hơn so với Hotel Management. Dù vậy, giữa chúng vẫn có những điểm giống nhau.

Điểm giống nhau

Trọng tâm

Điểm giống nhau đầu tiên là cả Hotel và Hospitality Management đều đặt trọng tâm là dịch vụ khách hàng. Chính vì vậy, mọi hoạt động trong hai ngành này đều hướng tới mục tiêu chung là sự hài lòng của khách.

Ví dụ, một lễ tân khách sạn trong ngành khách sạn hay một wedding planner (người lên kế hoạch đám cưới) trong ngành Hospitality đều có nhiệm vụ quan trọng nhất là làm hài lòng khách hàng.

Hướng phát triển

Khách hàng hiện nay cũng đặc biệt quan tâm đến dịch vụ, trải nghiệm. Đó là lý do vì sao Hotel Management Hospitality Management phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Điều này đồng nghĩa nhiều cơ hội nghề nghiệp trong hai ngành rộng mở.

Trong xu thế chung của toàn xã hội hiện nay, khi những vấn đề như bền vững hay áp dụng công nghệ được quan tâm, ngành Hotel và Hospitality cũng nhanh chóng bắt kịp xu hướng để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Ở nhiều nhà hàng, khách sạn, dễ dàng thấy công nghệ tiên tiến như công nghệ thực tế ảo được áp dụng rộng rãi để nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Đọc thêm: Điểm mặt 6 xu hướng đang thay đổi ngành Hospitality năm 2023

Bộ kỹ năng, kiến thức chuyên môn

Bộ kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần thiết cho ngành Hotel Management và Hospitality Management là tương đồng
Do hoạt động cốt lõi tương đồng nên bộ kỹ năng cho quản trị khách sạn và Hospitality Management khá giống nhau

Có thể nói Hotel Management là một ngách nhỏ hơn nằm trong Hospitality Management. Các hoạt động chính của hai ngành cũng khá giống nhau, đều có: Chăm sóc khách hàng, Quản lý vận hàng, Bán hàng và Tiếp thị, Quản lý cung cấp Thức ăn và Đồ uống, Báo cáo kết quả tài chính…

Nói cách khác, để thành công trong Hotel hay Hospitality Management đều cần bộ kỹ năng khá giống nhau. Hai ngành này có mối liên hệ mật thiết với nhau, nên với những ai hoạt động trong hai ngành này, việc học hỏi thêm kiến thức, kỹ năng của ngành còn lại, hiểu biết về Hospitality một cách toàn diện sẽ đặc biệt có ích trong thực tiễn.

Tố chất để thành công

Tố chất để thành công trong ngành Hotel Management và Hospitality Management tương tự như nhau
Dù làm trong ngành Hotel Management hay Hospitality Management, bạn đều cần có sự năng động, tự tin

Tương tự với kiến thức và kỹ năng, nhân sự trong ngành Hotel và Hospitality Management cần có những tố chất nhất định để thành công. Đây là hai ngành có tính chất đặc thù, mục đích hàng đầu đều là đem đến sự hài lòng, thỏa mãn cho khách hàng và khiến họ tiếp tục quay lại.

Chính vì vậy, những người trong ngành này cần có những tố chất sau:

- Năng động, tự tin

- Khả năng lãnh đạo

- Chịu áp lực tốt, linh hoạt và thích nghi tốt

- Hiểu biết về nhiều nền văn hóa

- Nhạy bén trong kinh doanh

Điểm khác biệt

Phạm vi công việc

Phạm vi công việc của Hospitality Management rộng hơn so với Hotel Management
Hospitality Management cũng có thể là quản trị một casino, một câu lạc bộ đêm

Quản trị khách sạn là quản trị mọi hoạt động vận hành, kinh doanh của một khách sạn, khu nghỉ dưỡng hay bất cứ cơ sở lưu trú nào. Trong khi đó, Hospitality Management rộng hơn rất nhiều. Không chỉ giới hạn ở các nhà hàng, spa, du lịch, Hospitality Management còn có thể sử dụng cho việc quản lý casino, các câu lạc bộ đêm.

Cơ hội nghề nghiệp

Ngành Hospitality Management mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng hơn so với ngành Hotel Management
Cơ hội nghề nghiệp ngành Hospitality không chỉ giới hạn ở các khách sạn như ngành Hotel Management

Ngành hospitality trải rộng, nên cơ hội nghề nghiệp trong ngành rất rộng mở. Cơ hội trong ngành Quản trị khách sạn cũng có rất nhiều nhưng bị giới hạn ở các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, còn một người lựa chọn hospitality có thể làm ở khách sạn, cũng có thể làm ở những địa điểm chuyên tổ chức sự kiện.

Đọc thêm: Top 8 lý do bạn nên lựa chọn ngành hospitality

Sự phụ thuộc

Ngành Hotel Management phụ thuộc vào ngành du lịch còn Hospitality Management thì không
Khác với Hotel Management, ngành Hospitality Management không phụ thuộc vào ngành du lịch, các mùa lễ hội

Nếu ngành khách sạn phụ thuộc nhiều vào các mùa lễ hội và mùa du lịch thì ngành hospitality lại dựa vào dịch vụ khách hàng là chủ yếu. Dịch vụ tốt sẽ đem đến cho họ nguồn khách hàng trung thành ổn định.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này: Tại những đất nước đón nhiều khách du lịch, ngành khách sạn của đất nước đó cũng phát triển rất mạnh mẽ. Trái lại, không phải ở quốc gia nào ngành khách sạn cũng phát triển. Nhưng với ngành hospitality, ngành này có thể phát triển mạnh mẽ dù đó là quốc gia mạnh du lịch hay không.

Kết luận

Tóm lại, Hospitality Management là ngành rộng hơn Hotel Management
Hospitality Management khác với Hotel Management về phạm vi công việc, cơ hội nghề nghiệp và sự phụ thuộc

Cohost AI cảm ơn bạn đã đọc đến cuối bài viết. Nói ngắn gọn, ngành Hotel Management là quản lý khách sạn, và vì thế là một nhánh con của ngành Hospitality Management, bao gồm cả nhà hàng, khách sạn, spa, khu vui chơi, nghỉ dưỡng… Khác biệt mấu chốt này dẫn đến những khác biệt khác giữa hai ngành như phạm vi công việc, cơ hội nghề nghiệp và sự phụ thuộc vào các ngành khác. Dù vậy, xu hướng phát triển cho hai ngành là khá giống nhau. Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn phân biệt Hotel Management và Hospitality Management. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của Cohost AI về ngành khách sạn nói riêng và hospitality nói chung nhé.

K

Khanh Chi

"So be free, don't worry about tomorrow".

Đọc thêm các bài viết

cta-phone

Trở thành quản gia công nghệ!

Hãy bắt đầu ngay với chúng tôi và biến công việc kinh doanh lưu trú của bạn trở nên dễ dàng hơn bằng Cohost AI.

cohost feature
Logo

Quản lý nhà minh bạch, thông minh.

Kinh doanh homestay hiệu quả, bền vững.

©2023 Cohost.AI - All Rights Reserved

Website by  Cohost.AI team