Đại dịch Covid-19 trong 2 năm vừa qua đã tác động lớn đến nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo đó, các ngành, nghề cũng bị ảnh hưởng nặng nề và phải kể đến là ngành khách sạn kinh doanh dịch vụ lưu trú. Mặc dù vậy, không ít các chuyên gia trong ngành đưa ra chung nhận định về tiềm năng ngành khách sạn trong thời đại Covid. Cùng Cohost AI tìm hiểu xem những tiềm năng đó là gì nhé!
Phát triển khách sạn cách ly
Cũng trong báo cáo của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Savills Việt Nam, tình hình các hoạt động ở lĩnh vực khách sạn đang dần được cải thiện, bởi ngày càng nhiều doanh nghiệp đăng ký làm cơ sở phục vụ cách ly, và có thu phí. Tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhiều khách sạn tích cực tham gia trong việc trở thành cơ sở cho khách cách ly (có thu phí), đồng thời các khách sạn này cũng đồng hành với các cấp chính quyền đẩy mạnh hoạt động chống dịch COVID-19.
Thị trường khách sạn cao cấp & khả năng thích ứng với COVID-19
Tại Việt Nam, thị trường khách sạn cao cấp là một “mảnh ghép” không thể thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia; bởi nó là phân khúc thị trường quan trọng tại các đô thị lớn, có tiềm năng lớn phát triển.
Đối phó với tình hình dịch khó lường ở thời điểm hiện tại, ông Christoph Strahm (Tổng giám đốc Khách sạn Capella) có chia sẻ rằng khách sạn đã và đang thực hiện các biện pháp khác nhau; như là đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến và triển khai các dịch vụ không chạm để đem đến những trải nghiệm mới cho khách lưu trú. Ngoài ra, ông Christoph cũng nhấn mạnh rằng khách sạn Capella đặt an toàn của khách hàng và nhân viên là ưu tiên bằng việc áp dụng các dịch vụ không chạm trong nhận và trả phòng, cung cấp máy tính bảng trong phòng, lắp đặt phần mềm đọc báo online,...
Còn tại InterContinental Hanoi, Tổng giám đốc khách sạn - ông Patrick Verove cũng chia sẻ về những kế hoạch mang tính chủ động đã giúp InterContinental vượt qua khó khăn. Tương tự Capella, khách sạn này cũng đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của khách lưu trú cũng như nhân viên. Song song, khách sạn linh hoạt áp dụng các giải pháp tối tân kèm huấn luyện tư duy phát triển cho nhân viên để cải thiện lợi nhuận và bảo vệ dòng tiền
Triển vọng đầu tư trong lĩnh vực nghỉ dưỡng
Giám đốc Savills Hà Nội - Matthew Powell mới đây có nhận định về tiềm năng và triển vọng của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực nghỉ dưỡng tại Việt Nam, rằng ông cho biết; hiện nay có nhiều nhà đầu tư nước ngoài dành sự quan tâm đặc biệt đến phân khúc bất động sản resort và khách sạn cao cấp, đối với các dự án có tiềm năng hoặc đang quá trình phát triển mạnh mẽ.
Ngoài ra, ông cũng giải thích thêm lý do thị trường này nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư bởi họ nhận thấy được tiềm năng phục hồi của thị trường nghỉ dưỡng tại Việt Nam hậu Covid-19 - là khi các hoạt động phục vụ khách du lịch nội địa và quốc tế được mở cửa trở lại.
Vậy nên, việc trau dồi thêm kinh nghiệm kinh doanh khách sạn từ bây giờ sẽ giúp bạn trở lại đường đua một cách nhanh chóng hơn. Ngoài ra, lưu ý thêm về nghiệp vụ ngành khách sạn cũng như kiến thức về các loại phòng khách sạn cũng sẽ giúp việc phát triển khách sạn trong thời đại nhiều biến chuyển này một cách chặt chẽ và bền vững hơn.
Theo như báo cáo thị trường của Savills trong 6 tháng đầu năm, tiềm năng hồi phục của ngành khách sạn tại Việt Nam sau đại dịch vẫn đầy hứa hẹn. Tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, làn sóng đầu tư vào phân khúc thị trường khách sạn đến từ các thương hiệu vận hành quốc tế nổi tiếng. Theo đó mà đến cuối năm 2023, tại TP.HCM, dự sẽ có thêm khoảng 2.500 phòng khách sạn; trong đó 70% là đến từ các thương hiệu tên tuổi như InterContinenta, Hilton và Fusion. Còn tại Hà Nội, dự kiến sẽ có gần 2.600 phòng từ 14 dự án được đưa vào thị trường; gồm có những thương hiệu lớn sau Four Seasons, Grand Fairmont, Lotte, Eastin, Wink và Dusit.
Vaccine Covid-19 và sự trở lại của ngành khách sạn
Nhiều chuyên gia trong ngành đặc biệt nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc triển khai tiêm vaccine Covid-19; lý do là bởi hoạt động này sẽ giúp gia tăng sự tự tin cho du lịch nói chung và ngành khách sạn nói riêng, từ đó thúc đẩy việc mở lại du lịch đón khách quốc tế. Nhận định kể trên đồng thời khẳng định thêm về mối quan hệ giữa tiêm phòng dịch và tốc độ mở cửa du lịch phục vụ sự trở lại của ngành khách sạn hay ngành nghỉ dưỡng lưu trú nói chung.
Ngày 5/7/2021, bà Virginia Messina (Phó Chủ tịch cấp cao của Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới - WTTC) đưa ra khuyến nghị rằng chính phủ tại các quốc gia trên thế giới nên tận dụng lợi thế sáng chế và phát triển vaccine để triển khai hoạt động tiêm chủng ngừa Covid-19. Ngoài ra, Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) cũng chỉ ra rằng tỷ lệ tiêm ngừa dịch có liên quan mật thiết đến việc mở cửa trở lại của du lịch. Tại các điểm du lịch có tỷ lệ tiêm chủng cao cho thấy sự phục hồi cao hơn so với những khu vực hạn chế trong biện pháp phòng ngừa Covid-19.
Kết luận
Có thể thấy rằng, dù Covid-19 diễn biến còn phức tạp, chúng ta vẫn có thể hy vọng về triển vọng và tiềm năng của ngành khách sạn cũng như việc mở cửa lại của du lịch trong thời đại Covid. Cohost AI hy vọng thông qua bài viết trên đã giúp thắp lên niềm tin về một cánh cửa rộng mở hơn cho ngành khách sạn tại Việt Nam.